Các loại Tháp giải nhiệt
April 14, 2020Tại sao nên sử dụng hệ thống làm mát bằng tháp giải nhiệt nước
April 14, 2020Dưới đây là một số thông số quan trọng cần lưu ý:
1. Xác định công suất cần làm mát của tháp để lựa chọn loại tháp
Để xác định được công suất làm mát của tháp ta phải xác định được công suất tỏa nhiệt của hệ thống cần làm mát.
– Để xác định công suất tỏa nhiệt của hệ thống, ta cần những thông số sau đây:
- Nhiệt độ nước trước khi vào hệ thống T1 (K)
- Sau thời gian t (s), nhiệt độ nước khi ra hệ thống T2 (K)
- Lưu lượng nước vào, ra hệ thống Q (m3/s)
- Khối lượng riêng của nước ρ = 1000 kg/m3
– Áp dụng công thức của nhiệt động học:
M = Q x ρ x t
A1 = C x M x (T2-T1) = C x Q x ρ x (T2-T1) x t
Trong đó:
- C: Nhiệt dung riêng của nước 4200 (J/kg*K)
- M: Khối lượng của nước (kg)
- T2-T1: Chênh lệch nhiệt độ (K)
Như vậy, trong thời gian t, hệ thống cần toả một lượng nhiệt là A1.
- Với tổn hao do môi trường, đường ống ta có hệ số k1
- Với tính chất quan trọng của hệ thống ta có hệ số k2
- Với tính dự phòng và nâng cấp, ta có hệ số k3
Tổng công suất làm mát của hệ thống tháp giải nhiệt là: A/t = A1/t x k1 x k2 x k3
2. Lựa chọn bơm tháp giải nhiệt
– Để chọn bơm cho tháp ta cần xác định 2 yếu tố:
- Lưu lương của bơm: lựa chọn theo lưu lượng của tháp, lưu lượng yêu cầu của hệ thống máy cần làm mát. Đầu ra của bơm thường được bổ sung các van xả để điều chỉnh lưu lượng nước trong quá trình vận hành.
- Áp suất của bơm: phụ thuộc vào chênh lệch cao độ giữa bơm và tháp, tổn hao trên đường ống (liên quan đến kích thước, loại ống, đường đi của ống)
3. Thể tích bể trung gian (nếu có)
– Bể trung gian của hệ thống luôn phải lớn hơn một thể tích Vmin (Vtg ≥ Vmin). Để đảm bảo tính liên tục của hệ thống bơm cũng như khả năng tuần hoàn của hệ thống.
– Thể tích của bể Vmin được xác định qua 2 yếu tố: thể tích đường ống và công suất làm lạnh của hệ thống
Tham khảo: