Tháp giải nhiệt – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
April 13, 2020Lựa chọn thông số cho hệ thống tháp giải nhiệt nước
April 14, 2020Phổ biến hiện nay có các cách phân loại tháp giải nhiệt như sau:
1. Dựa vào thiết kế bên ngoài
– Tháp giải nhiệt tròn: Có hình trụ tròn
– Tháp giải nhiệt vuông: Có hình khối kiểu hộp vuông hoặc chữ nhật.
2. Dựa theo nguyên lý hoạt động
– Tháp đối lưu tự nhiên
Là loại tháp không sử dụng quạt, trao đổi nhiệt tự nhiên giữa không khí và nước. Khi không khí nóng trong tháp dịch chuyển lên trên và không khí mát đi vào đáy tháp.
– Tháp đối lưu cơ học
Sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong khi nước lưu thông theo chiều ngược lại. Nước chảy vào các khối đệm tăng thời gian tiếp xúc với không khí.
3. Theo cơ chế sử dụng nguồn nước
– Tháp không tuần hoàn
Nguồn nước sử dụng cho tháp này đến từ những nơi có trữ lượng dồi dào và rẻ như sông, suối và có nhiệt độ đầu vào thấp. Loại tháp này sẽ không tái sử dụng nước; do đó các doanh nghiệp cần dùng nguồn nước có sẵn để tiết kiệm chi phí.
Nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng cần được xử lý để đảm bảo vệ sinh và máy được sử dụng lâu hơn.
– Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Khi hoạt động tháp sẽ giữ lại 1 lượng nước trong đường ống của hệ thống làm mát.
Do là hoạt động tuần hoàn kín nên sự hao hụt lượng nước là rất ít.
Sau 1 thời gian dài sử dụng cần kiểm tra và bổ sung các hóa chất để duy trì nồng độ chất chống ăn mòn và ngừa vi sinh.
– Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
Đây là mô hình được sử dụng phổ biến hiện nay. Hệ thống là tuần hoàn, với các bể trữ nước, gồm bể nước nóng và bể nước lạnh, hoặc một trong 2 bể tuỳ theo phương án vận hành. Lượng nước sẽ bị hao hụt do bay hơi và cần được cấp bù nước liên tục tương đương với lượng nước mất đi.
Khi sử dụng tháp giải nhiệt tuần hoàn hở cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra lượng nước cũng như chất lượng nguồn nước.
Tham khảo: