Các thành phần của hệ thống khí nén

Các kiểu hệ thống khí nén
April 15, 2020
Các kiểu hệ thống khí nén
April 15, 2020
Show all

Các thành phần của hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén bao gồm máy nén khíbình tích áp và các thiết bị xử lý khí nén . 

Thành phần hệ thống khí nén 

1. Máy nén khí 

Là thiết bị quan trọng nhất đối với hệ thống khí nén, là thiết bị trực tiếp sản sinh ra khí nén để cung cấp tới các thiết bị và các vị trí có nhu cầu sử dụng khí nén. 

Máy nén khí được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp nặng, ngành y tế. Hiện nay, máy nén khí được sử dụng phổ biến rộng rãi không chỉ trong sản xuất mà còn được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày bởi tiện ích thiết thực trong hoạt động hàng ngày. 

Tùy vào mục đích sử dụng và công suất, tính năng của từng loại máy nén khí mà nó được chia thành nhiều loại khác nhau: 

– Máy nén khí trục vít  

– Máy nén khí Pittong

– Máy nén khí đối lưu 

– Máy nén khí lưu tâm 

– Máy nén khí dòng hỗn hợp 

– Máy nén khí dạng cuộn 

2. Bình tích áp (Bình chứa khí)

Trong hệ thống khí nén trung tâm, chức năng chính của bình chứa khí là tích trữ lượng khí nén và cung cấp trở lại cho hệ thống khí nén khi có nhu cầu sử dụng đột xuất nhằm duy trì áp suất làm việc trong hệ thống khi áp suất không khí giảm xuống một cách đột ngột ảnh hưởng quá trình làm việc của thiết kế và máy móc sử dụng khí nén. 

Ngoài ra, bình chứa khí còn có chức năng ngưng một phần nước, bụi bẩn mà máy nén khí cung cấp cho hệ thống và làm giảm nhiệt độ, làm mát đầu vào cho các thiết bị khác như máy sấy khí, lọc khí và các thiết bị khí nén khác. 

Có nhiều cách phân loại bình chứa khí :

– Phân theo áp suất : Bình chứa khí áp suất thấp và bình chứa khí áp suất cao 

– Phân theo chất liệu vỏ bình : Thép thường, thép không gỉ và Inox 

3. Thiết bị xử lý khí nén 

Khí nén tạo ra từ máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau, bao gồm bụi, hơi nước trong khí, những phân tử nhỏ, cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí. Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn, rỉ sét trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều khiển. Do đó, khí nén phải được xử lý để sử dụng trong hệ thống. 

Hệ thống xử lý khí nén được chia thành 3 giai đoạn : 

– Lọc khí thô: dùng bộ phận lọc bụi thô kết hợp với bình ngưng để tách hơi nước.

– Phương pháp sấy khô: dùng thiết bị sấy khô khí nén để loại bỏ hầu hết lượng nước lẫn bên trong. Giai đoạn này xử lý tùy theo yêu cầu sử dụng của hệ thống khí nén.

+ Sấy khô khí nén bằng máy sấy khí 

Nguyên lý hoạt động : khí nén đi qua bộ phận trao đổi nhiệt khí. Quá trình làm lạnh sẽ được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn. Nhiệt độ đọng sương tại đây nằm trong khoảng 2 đến 8 độ C. Lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được ngưng tụ. Dầu, nước, chất bẩn sau khi được tác ra khỏi dòng khí nén sẽ được tách ra ngoài qua van thoát nước ngưng tụ. 

+ Sấy khô khí nén bằng phương pháp hấp thụ :

Sấy khô bằng phương pháp hấp thụ

Chất sấy khô sẽ hấp thụ lượng hơi nước trong không khí ẩm, thiết bị gồm hai bình. Bình thứ nhất chứa chất sấy khô và thực hiện quá trình hút ẩm, bình thứ hai tạo lại khả năng hấp thụ của chất sấy khô.  – Lọc khí tinh: loại bỏ tất cả các loại tạp chất kể cả kích thước rất nhỏ. 

Tham khảo:

  1. https://maynenkhikobelco.com.vn/
  2. https://binhtichapvarem.vn/

(+84) 988.450.690